
Người lớn đôi khi bận rộn với công việc hàng ngày nên không có thời gian. Chính vì vậy, một khi sắp xếp được thời gian đưa con đến khám răng, chúng ta thường có tâm lý muốn giải quyết ngay và luôn các vấn đề “răng cỏ” của con mình, hoặc tranh thủ “làm tất”, “làm hết” những việc lẽ ra nên cần đến 2-3 buổi hẹn. Đôi lúc, bác sĩ cũng bị cuốn theo, ráng điều trị hết mọi thứ vì thấy phụ huynh quá bận, khó có thể đưa bé đến làm răng thêm một buổi nữa, hoặc nhà quá xa nên không tiện quay lại.
Đó là tâm lý chung của người lớn, còn trẻ con thì sao? Một trong những bản năng của trẻ là sợ, lo lắng. Trẻ biết sợ, biết lạ từ mấy tháng tuổi, trẻ khóc khi tiếp xúc với người lạ, khóc khi được đưa đến nơi nào lạ, đông người… Trẻ quen dần, hết sợ, hết lạ khi gặp người nào đó nhiều lần hoặc thường xuyên được ra đường, được đi chơi.
1. Chuẩn bị tâm lý cho bé
Ở độ tuổi lớn hơn, trẻ biết đối mặt và xử lý tốt hơn với lo lắng, sợ hãi nếu được chuẩn bị tâm lý tốt. Phụ huynh nên nói chuyện trước với trẻ về buổi khám răng sắp tới, giải thích các câu hỏi bé đặt ra và trấn an bé về mặt tâm lý. Các bé phần nào hình dung được “thử thách” mình sắp trải nghiệm và chuẩn bị trước tinh thần. Chúng ta không nên kỳ vọng quá nhiều vào buổi thăm khám đầu tiên. Nếu trẻ vui vẻ hợp tác thì quá tốt, còn nếu trẻ không đồng ý thì chúng ta nên tôn trọng và kiên nhẫn chờ đợi, không nên tạo áp lực hay cố gắng đè ép trẻ há miệng. Thay vì gây thêm “stress” cho các bạn nhỏ, chúng ta nên thấu hiểu và chia sẽ những lo lắng của trẻ vì làm răng thực sự là một thử thách bé nào cũng phải trải nghiệm và vượt qua như việc chích ngừa vậy.
2. Ấn tượng đầu tiên khi gặp nha sĩ
Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Nếu lần đầu tiên đến gặp nha sĩ để lại ấn tượng tốt cho trẻ thì những lần hẹn sau trẻ sẽ hợp tác và công việc điều trị sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Còn chẳng may buổi làm răng được miễn cưỡng, đè ép diễn ra trong nước mắt và bị đau thì chắc chắn những lần sau đến gặp nha sĩ sẽ là “cực hình” với trẻ và cả người lớn. Những trải nghiệm như vậy sẽ để lại chấn thương tâm lý nói chung và nỗi ám ảnh, sợ hãi việc làm răng mãi về sau này. Đội ngũ bác sĩ của Kii dental Clinic ngoài kinh nghiệm và kiến thức về chuyên môn còn có tình yêu thương, tính nhẫn nại với trẻ, đặc biệt am hiểu và nắm bắt được tâm lý trẻ em.
3. Xây dựng ý thức chăm sóc răng cho bé
Bên cạnh vấn đề tâm lý, việc bảo vệ răng bằng cách phòng ngừa bao giờ cũng nhẹ nhàng hơn việc chữa trị. Chính vì vậy các bậc phụ huynh không cần phải đợi đến khi con mình bị đau răng mới đưa đi khám. Ngay bây giờ, chúng ta nên đưa trẻ đi kiểm tra răng khi chưa đau nhức để bác sĩ khám, tư vấn, theo dõi. Trẻ đến phòng nha để làm quen với không khí nơi đây, đến để được chơi những trò chơi định hướng giáo dục, cung cấp kiến thức về cách chăm sóc răng miệng. Kiến thức được tiếp cận nhẹ nhàng, môi trường thân thiện sẽ dần hình thành nên ý thức giữ gìn, chăm sóc răng từ nhỏ cho bé. Trẻ hiểu được cần làm thế nào, ăn uống, thói quen ra sao sẽ tốt cho răng, để hàm răng chắc khoẻ giúp mình không sưng đau, ăn uống ngon miệng thì mới mau lớn, khoẻ mạnh. Trẻ khi lớn hơn sẽ hiểu được việc đến gặp nha sĩ là lợi ích, là việc nên làm vì bản thân mình chứ không phải đến khám răng vì Ba Mẹ ép buộc hay vì để được mua đồ chơi. Khi người lớn chuẩn bị tâm lý tốt, cung cấp đủ thông tin, xây dựng ý thức cho trẻ từ khi còn nhỏ thì việc khám và điều trị trở nên “sẵn sàng”, “tự nguyện”, “hợp tác” và thật nhẹ nhàng. Đây chính là điều mà đội ngũ Kii Dental muốn cùng Phụ huynh làm để việc làm răng không còn là nỗi lo lắng hay tạo ra bất kỳ chấn thương tâm lý nào cho trẻ.
Kii Dental Clinic tâm huyết tạo dựng nhiều không gian cho trẻ chơi, vận động, đặc biệt lồng ghép các bài học về giáo dục sức khoẻ răng miệng cho trẻ. Chúng ta đưa trẻ đến Kii không chỉ để khám chữa răng mà còn đến đây để chơi đùa, đọc sách, thu thập thông tin